Phần lớn người tham gia giao thông điều khiển xe máy hiện nay đều có bằng lái A1. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những mức phạt cho các lỗi bị phạt khi đi xe máy thường gặp. Thậm chí, nhiều người đã vi phạm luật giao thông khi đi xe máy mà không hề hay biết.

Các lỗi bị phạt khi đi xe máy thường gặp và mức phạt

Dưới đây là một số lỗi vi phạm luật giao thông mà nhiều người điều khiển xe máy thường gặp phải.

lỗi bị phạt khi đi xe máy

Một số lỗi phạt khi đi xe máy hay gặp nhất

Đi xe máy không chính chủ

Thực tế, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không có lỗi nào gọi là lỗi đi xe không chính chủ như nhiều người đề cập đến. Thay vào đó là quy định về xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên.

Những trường hợp mua, được cho, được tặng trong vòng 30 ngày, nếu không làm thủ tục sang tên theo quy định thì sẽ bị xử phạt lỗi xe không chính chủ. Mức phạt là từ 400.000-600.000đ đối với cá nhân và từ 800.000-1.200.000đ đối với tổ chức.

>> Xem thêm: Đi xe máy không chính chủ phạt bao nhiêu tiền?

Đi xe máy biển giả phạt bao nhiêu?

Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe không gắn biển số hoặc gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe, gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp thì sẽ bị phạt từ 800.000-2.000.000đ.

Bên cạnh đó, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu biển số giả mạo và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

Lỗi không đội mũ bảo hiểm

Đây là lỗi vi phạm giao thông đường bộ mà người tham gia giao thông hay mắc nhất. Với lỗi không đội mũ bảo hiểm, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 200.000-300.000đ. Trong trường hợp người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ mà không cài quai thì cũng bị xử phạt 200.000-300.000đ.

lỗi bị phạt khi đi xe máy

Các hành vi vi phạm gây nguy hiểm không chỉ cho người điều khiển xe máy

Đi xe máy không xi nhan phạt bao nhiêu?

Trong quá trình tham gia giao thông nếu bạn chuyển làn đường không đúng ở những nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000đ. Bình thường, lỗi chuyển làn mà không xi nhan sẽ bị phạt từ 100.000-200.000đ. Nếu đi sai làn đường, đi ngược chiều thì bị phạt 400.000-600.000đ.

>> Xem thêm: Xe máy điện đi ngược chiều phạt bao nhiêu?

Xe máy đi vào làn BRT phạt bao nhiêu?

Làn BRT là làn dành riêng cho xe bus nhanh. Theo quy định, tại các làn BRT này đều có biển cảnh báo, phía dưới có vạch sơn kẻ đường, cấm mọi phương tiện khác đi vào làn xe này. 

Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định phạt tiền từ 400.000-600.000đ đối với người lái xe máy đi không đúng phần đường, đi không đúng làn đường quy định. Như vậy, đi xe máy vào làn BRT cũng bị phạt 400.000-600.000đ.

Lỗi vi phạm biển báo giao thông

Người lái xe máy không chấp hành hiệu lệnh của biển báo giao thông và vạch kẻ đường thì sẽ bị phạt từ 200.000-400.000đ. Nếu người lái không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển/kiểm soát/cảnh sát giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 600.000-1.000.000đ.

>> Xem thêm: Lỗi phạt đeo tai nghe khi đi xe máy bị phạt thế nào?

Uống rượu đi xe máy phạt bao nhiêu?

Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt nếu sử dụng bia rượu, dựa theo mức nồng độ cồn được yêu cầu đo khi kiểm tra. Mức phạt cho lỗi phạt đi xe máy này phân chia nhiều trường hợp. 

Nếu trong hơi thở có nồng độ cồn dưới mức vi phạm thì phạt tiền từ 2-3 triệu đồng, và giữ giấy phép lái xe 1 tháng. Nếu nồng độ cồn trong máu từ 50-80mg, trong hơi thở từ 0.25-0.4mg thì phạt từ 4-5 triệu đồng, giữ giấy phép lái xe 2 tháng. Nếu nồng độ cồn trong máu trên 100mg, trong hơi thở quá 0.4mg thì phạt tiền từ 6-8 triệu đồng.

lỗi bị phạt khi đi xe máy

Bảo vệ an toàn cho chính bản thân bằng cách tuân thủ luật giao thông

Đi xe máy trên vỉa hè phạt bao nhiêu tiền?

Mặc dù đây là hành vi vi phạm giao thông nhưng vẫn có rất nhiều người điều khiển xe máy phạm phải. Đặc biệt là vào những giờ cao điểm, khi đường phố ách tắc, ùn ứ. Theo Điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe máy không đi đúng phần đường, làn đường, đi trên hè phố, trừ trường hợp đi qua hè để vào nhà thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000-600.000đ.

Xe máy đi vào đường cao tốc phạt bao nhiêu?

Khi di chuyển trên những tuyến đường lạ, không hiếm trường hợp người điều khiển xe máy đi nhầm vào đường cao tốc dành cho các loại xe ô tô. Đây là một hành vi tương đối nguy hiểm vì ở đây các phương tiện đều di chuyển với tốc độ cao.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng.

Đi quá tốc độ xe máy phạt bao nhiêu?

Theo Khoản 11, Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008, hành vi chạy xe quá tốc độ sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt cho lỗi di chuyển quá tốc độ được phân ra theo 3 trường hợp như sau:

  • Chạy xe vượt quá tốc độ quy định từ 5-10km/h: Phạt tiền 200.000-300.000đ.

  • Chạy xe vượt quá tốc độ quy định từ 10-20km/h: Phạt tiền 600.000-1.000.000đ.

  • Chạy xe vượt quá tốc độ quy định trên 20km/h: Phạt tiền 4.000.000-5.000.000đ.

Giải đáp một số thắc mắc xung quanh các lỗi bị phạt khi đi xe máy

Ngoài những lỗi phạt khi đi xe máy cơ bản kể trên, còn có nhiều điều thắc mắc khác xung quanh các hành vi vi phạm luật giao thông. Dưới đây là những thắc mắc thường gặp nhất của người điều khiển xe máy.

lỗi bị phạt khi đi xe máy

Một số lỗi phạt “truyền miệng” cần được đính chính lại

Đi xe máy 1 tay có bị phạt không?

Cho đến nay, chưa có quy định nào yêu cầu xử phạt người lái xe chỉ bằng một tay cả. Chỉ trong trường hợp người điều khiển một tay cầm tay lái, một tay cầm điện thoại, cầm ô hay các vật dụng gây mất tập trung khác thì mới bị phạt mà thôi!

Tuy nhiên, lái xe bằng một tay thực sự rất khó và nguy hiểm. Người điều khiển xe khó mà kiểm soát được xe máy và xử lý kịp thời trước những tình huống bất ngờ. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông thác, người điều khiển xe máy nên lái xe bằng cả hai tay.

Đi dép lê đi xe máy có bị phạt không?

Tương tự, hiện nay cũng chưa có quy định nào về trang phục của người lái xe máy khi tham gia giao thông. Cũng chưa có quy định nào xử phạt người lái xe máy mà đi dép lê cả. Nếu bạn cảm thấy đôi dép lê không phải là yếu tố rủi ro gây nguy hại cho quá trình di chuyển thì hãy cứ sử dụng. Còn nếu đôi dép lê có kết cấu rườm rà,thiết kế phức tạp, nhiều dây dợ, dễ mắc vào động cơ thì cũng không nên dùng. Vì đôi dép ấy có thể gây ra tai nạn không mong muốn cho người điều khiển xe.

Nghe điện thoại khi đi xe máy có bị phạt không?

Sử dụng điện thoại khi đang lái xe máy là lỗi nhiều người mắc phải nhất. Không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn gây nguy hiểm cho những người cùng tham gia giao thông khác. Hành vi này bị phạt hành chính từ 600.000-1.000.000đ. Tuy nhiên, mức phạt còn có sự điều chỉnh tùy theo hình thức vi phạm và hệ lụy mà nó gây ra.

>> Xem thêm: Mức phạt lỗi nghe điện thoại khi đi xe máy

Đeo tai nghe khi đi xe máy có bị phạt không?

Theo quy định tại khoản 3, điều 6, nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển xe máy, bao gồm mọi loại xe mô tô, xe gắn máy, xe máy phân khối lớn, xe máy điện và các phương tiện tương tự, sẽ bị phạt tiền từ 100.000-200.000đ nếu có hành vi vi phạm: Đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính. Lưu ý rằng, cũng tùy thuộc mức độ và hình thức vi phạm mà mức phạt có thể cao hơn.

Một số lỗi xử phạt xe máy điện đáng lưu ý

Xe máy điện cũng giống như xe gắn máy, xe máy 50 phân khối, xe mô tô và các mẫu xe liên quan, nếu vi phạm luật giao thông thì đều sẽ bị xử phạt theo đúng quy định.

lỗi bị phạt khi đi xe máy

Lỗi phạt xe máy điện thường gặp

  • Lỗi vi phạm của xe máy điện phạt 80.000-100.000đ: Chủ yếu là các lỗi sai phạm liên quan đến đèn, gương và biển số. Ví dụ như có gương nhưng gương không đúng quy chuẩn, đã vỡ, hỏng hoặc không có giá trị sử dụng.

  • Lỗi vi phạm của xe máy điện phạt 100.000-200.000đ: Chủ yếu là các lỗi sai phạm liên quan đến hệ thống chiếu sáng và âm thanh. Ví dụ như còi không đúng quy định; xe không giảm thanh, gây ô nhiễm môi trường; xe không giảm khói, gây ô nhiễm không khí; hệ thống chiếu sáng của xe không đúng quy chuẩn hoặc không có tác dụng.

  • Lỗi vi phạm của xe máy điện phạt 200.000-400.000đ: Là các lỗi liên quan đến giấy tờ xe. Cụ thể là giấy đăng ký xe không đúng quy trình; giấy đăng ký xe không đúng quy định; Giấy đăng ký xe bị tẩy xóa, không đúng số khung; Xe gắn biển không đúng số như trên đăng ký hoặc không được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.

  • Lỗi vi phạm của xe máy điện phạt 200.000-600.000đ: Phạt trong trường hợp người điều khiển xe vừa sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn.

  • Lỗi vi phạm của xe máy điện phạt 800.000-1.000.000đ: Phạt trong trường hợp xe được lắp ráp hoặc sản xuất trái quy định. Hoặc người điều khiển xe tham gia giao thông không tuân thủ đúng luật lệ.

  • Lỗi vi phạm của xe máy điện phạt 10.000.000-20.000.000đ: Phạt khi chủ xe đã độ xe, thay đổi cấu trúc xe, đua xe trái phép.

>> Xem thêm: Tổng hợp mức phạt xe máy điện cho một số lỗi thường gặp

Hy vọng rằng bài viết trên đây của Xedapdien đã giúp bạn có được sự hiểu biết sâu hơn về các luật lệ an toàn giao thông, các lỗi bị phạt khi đi xe máy. Hãy luôn chấp hành nghiêm túc quy định và bảo đảm sự an toàn cho bản thân cùng những người tham gia giao thông xung quanh. Nếu bạn muốn mua xe máy điện, xe máy 50cc và xe số 50cc thì đừng quên liên hệ Dibao ngay nhé. 

DIBAO SHOP DIBAO SHOP DIBAO SHOP DIBAO SHOP DIBAO SHOP DIBAO SHOP
Lên đầu trang