Một trong những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông là đội mũ bảo hiểm đúng cách. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách đội như thế nào cho an toàn nhất. Vậy thì hãy cùng Dibao tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tại sao nên đội mũ bảo hiểm đúng cách?
Đội mũ bảo hiểm đúng cách là trách nhiệm và nghĩa vụ của người tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh, đặc biệt là khi đi xe máy, xe đạp điện. Bên cạnh đó, đội mũ bảo hiểm đúng cách sẽ giúp bạn:
-
Đội mũ bảo hiểm đúng cách thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với sự an toàn của chính mình và người tham gia giao thông khác.
-
Mũ bảo hiểm được thiết kế để hấp thụ lực va đập khi xảy ra tai nạn, giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương đầu và sọ não, vốn là nguyên nhân chính gây tử vong và thương tật nặng trong các vụ tai nạn giao thông.
-
Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy là quy định bắt buộc. Hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền và có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác. Do đó, đội mũ bảo hiểm đúng cách giúp bạn tránh các rắc rối về mặt pháp lý.
Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy là quy định bắt buộc
Hướng dẫn các bước đội mũ bảo hiểm đúng cách
Để đảm bảo an toàn tối đa khi tham gia giao thông, bạn cần đội mũ bảo hiểm đúng cách. Dưới đây là các bước cụ thể:
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần điều chỉnh vị trí nón bảo hiểm khi đội sao cho vành trước song song với chân mày và cách chân mày khoảng 2 ngón tay. Không nên để nón chúi xuống phía dưới quá nhiều vì dễ gây cản trở tầm nhìn khi điều khiển phương tiện.
Bước 2: Sau đó, bạn điều chỉnh phần lót quai nón sao cho nằm ở vị trí dưới cằm và dây quai nón vừa khít với mặt. Lưu ý, bạn nên kiểm tra dây quai có bị xoắn hay không để tránh tình trạng cọ sát mặt khi di chuyển gây đau và mất tập trung.
Bước 3: Cuối cùng, bạn cài khóa quai chắc chắn và kiểm tra lại quai nón một lần nữa để đảm bảo nón không bị xê dịch khỏi đầu khi di chuyển.
Đội mũ bảo hiểm đúng cách để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
Lỗi không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP), hành vi điều khiển xe mô tô, xe máy hoặc tất cả các phương tiện tương tự như xe mô tô, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ nhưng không cài quai đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
Cần lưu ý gì khi sử dụng mũ bảo hiểm?
Ngoài việc đội mũ bảo hiểm đúng cách, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng mũ bảo hiểm:
-
Nên mua mũ bảo hiểm mới tại các cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
-
Đội mũ bảo hiểm thì không đội thêm mũ len, mũ lưỡi trai hoặc các loại mũ khác.
-
Không nên treo mũ trên tay lái vì sẽ dễ gây trầy xước hoặc làm hỏng quai mũ.
-
Không nên làm mũ bị rơi nhiều lần hoặc va đập mạnh vì sẽ ảnh hưởng đến độ bền và chất lượng bảo vệ của mũ.
-
Mũ bảo hiểm đã bị va đập mạnh hoặc có dấu hiệu hư hỏng như nứt vỡ, trầy xước, móp méo không còn đảm bảo an toàn khi sử dụng thì cần phải được thay thế ngay lập tức.
-
Vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên bằng khăn mềm và xà phòng nhẹ. Không sử dụng các chất dung môi hóa học để lau chùi mũ bảo hiểm vì có thể làm hỏng lớp vỏ và lớp lót bên trong.
Đội mũ bảo hiểm thì không đội thêm mũ len, mũ lưỡi trai hoặc các loại mũ khác
Một số câu hỏi thường gặp
Đội mũ bảo hiểm đúng cách để đảm bảo sự an toàn khi tham gia giao thông. Vậy làm sao để chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn? Đi xe máy điện có cần đội mũ bảo hiểm không? Câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung dưới đây!
Làm sao để chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn?
Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông, bạn cần chọn mua mũ bảo hiểm đạt chuẩn và đội mũ đúng cách. Dưới đây là một số hướng dẫn để chọn mũ bảo hiểm đúng chuẩn:
-
Chọn mũ có kích thước vừa vặn với kích cỡ đầu: Để chọn mũ đúng kích thước, bạn có thể sử dụng thước dây vòng quanh trán để đo kích cỡ đầu trước, sau đó đem đi so sánh với size mũ sắp mua. Mỗi nhà sản xuất sẽ có một cách tính size mũ khác nhau, cách tốt nhất là bạn đội trải nghiệm trước khi mua.
-
Kiểm tra phần vỏ nón: Cần đảm bảo vỏ nón nguyên vẹn, bề mặt trơn nhẵn, không có vết xước, vết nứt và chịu được tác động mạnh khi va chạm. Tốt nhất là nên mua những loại mũ được sản xuất bằng chất liệu nhựa ABS, sợi carbon hoặc sợi thủy tính để có độ bền cao.
-
Kiểm tra lớp lót bên trong: Lớp lót này có chức năng hấp thụ va đập và giảm tối đa lựa tác động lên đầu. Vì thế, nên chọn mũ bảo hiểm có lớp lót bên trong được làm từ nhựa EPS để có độ chắc chắn và đàn hồi cao. Bên cạnh đó, bạn nên mua những kiểu nón có lớp lót rời, dễ dàng tháo ra để vệ sinh và kiểm tra tình trạng của nó.
-
Kiểm tra dây quai đeo: Dây đeo phải có độ đàn hồi tốt, không co giãn trong quá trình di chuyển. Đặc biệt, quai mũ nên có miếng lót giữ cố định ở cằm để bảo vệ cằm, phần khoác mũ làm bằng chất lượng tốt để có tuổi thọ cao.
-
Chú ý đến trọng lượng mũ: Ưu tiên chọn những loại mũ có trọng lượng vừa phải, không quá nặng. Ví dụ, đối với mũ che toàn bộ gương mặt thì mũ lớn có trọng lượng khoảng 1.5kg; mũ cỡ trung và nhỏ có trọng lượng khoảng 1.2kg; còn đối với loại mũ che nửa đầu thì mũ lớn nặng khoảng 1 kg; mũ trung và nhỏ nặng khoảng 0.8kg.
-
Kiểm tra tem hợp quy: Mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải có tem hợp quy còn nguyên vẹn, không bị rách nát, phai màu hay tẩy xóa và chứa các thông tin như: Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm; Số hiệu của tem hợp quy; Ngày tháng năm sản xuất; Kích thước mũ bảo hiểm, v.v….
Điều khiển xe máy điện có cần phải đội mũ bảo hiểm không?
Có. Mặc dù xe máy điện thường được coi là phương tiện có tốc độ di chuyển thấp hơn do với xe máy truyền thống nhưng theo quy định tại Khoản 2, Điều 31 của Bộ Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe máy điện cũng cần đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy định.
Người điều khiển xe máy điện cũng cần đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy định
Đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai có bị xử phạt không?
Việc đội mũ bảo hiểm không cài quai khi tham gia giao thông được xem là hành vi vi phạm và sẽ bị xử phạt. Cụ thể, theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP, xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hoặc đội mũ nhưng không cài quai theo quy định.
Đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
Lời kết
Xedapdien vừa hướng dẫn các bước đội mũ bảo hiểm đúng cách cũng như ‘’bật mí’’ một số tips để chọn mũ bảo hiểu đạt chuẩn. Hy vọng bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến quý độc giả. Đừng quên theo dõi chuyên mục Tin tức của Xedapdien để cập nhật những thông tin mới nhất về an toàn giao thông đường bộ nhé!
Hình ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Lỗi không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu? Mức phạt mới nhất
Xem thêm: Lỗi người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?