Đi xe máy 1 tay là hành vi nguy hiểm và có thể gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc cho chính bản thân và những người xung quanh. Vậy, đi xe máy 1 tay có bị phạt không? Cùng tìm hiểu nhé.
Đi xe máy 1 tay có bị phạt không?
Để biết đi xe máy 1 tay có bị phạt không? chúng ta hãy cùng tìm đến Luật giao thông đường bộ năm 2008, cụ thể là nghị định 46/2016/NĐ-CP có hướng dẫn về xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Nghị định có chỉ rõ trong Điều 30 về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy:
1/ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
- Chở người bệnh đi cấp cứu
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
- Trẻ em dưới 14 tuổi.
Đi xe máy 1 tay có bị phạt không?
2/ Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Nếu không thực thi đúng Luật sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang Điều khiển xe; dùng chân Điều khiển xe; ngồi về một bên Điều khiển xe; nằm trên yên xe Điều khiển xe; thay người Điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để Điều khiển xe hoặc bịt mắt Điều khiển xe.
Cụ thể, nếu bạn sử dụng ô, điện thoại di động khi điều khiển xe sẽ bị phạt 100 nghìn đến 200 nghìn đồng, còn với hành vi buông cả hai tay khi đang điều khiển xe sẽ bị phạt 5 triệu đến 7 triệu đồng.
Đi xe máy một tay có bị phạt không?
Đi xe máy 1 tay bị phạt như thế nào?
Luật không quy định về hành vi lái xe máy một tay. Tương tự, trong nghị định 46/2016/NĐ-CP hướng dẫn về xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cũng đã liệt kê mức xử phạt cho các vi phạm về điều khiển xe máy nhưng cũng không đề cập đến hành vi điều khiển xe máy bằng một tay. Nghị định chỉ quy định xử phạt đối với hành vi buông cả hai tay hoặc một tay sử dụng điện thoại hoặc một tay cầm ô, một tay lái.
Từ những quy định trên ta có thể thấy nếu buông cả hai tay hoặc lái một tay còn một tay sử dụng điện thoại, sử dụng ô thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Còn nếu lái xe máy một tay, tay còn lại không làm gì thì sẽ không bị xử phạt vì chưa có quy định.
Tuy nhiên, hành vi lái xe bằng một tay thực sự rất nguy hiểm. Người điều khiển sẽ rất khó kiểm soát được phương tiện và xử lý kịp thời khi gặp những tình huống bất ngờ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh, các bạn nên lái xe bằng hai tay và tuân thủ những quy định về an toàn giao thông.
Xem thêm: Xe máy có được đi vào làn ô tô không? Xe máy đi vào làn ô tô phạt bao nhiêu?
Những lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức phạt người đi xe máy cần nắm
Mức phạt vi phạm giao thông mới nhất hiện nay được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Các lỗi phổ biến và mức phạt cụ thể như sau:
Không đội mũ bảo hiểm
- Lỗi Điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy: Phạt tiền từ 200.000 –300.000 đồng.
- Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách: Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng.
Chở quá số người quy định
- Người điều khiển xe máy chỉ được chở theo 01 người trên xe. Nếu chở theo 02 người trên xe sẽ bị phạt từ 200.000 đồng – 300.000 đồng; nếu chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật thì không bị xử phạt.
- Chở theo 3 người trở lên trên xe: Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
Những lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức phạt người đi xe máy cần nắm
Không tuân thủ đèn tín hiệu, biển báo, hiệu lệnh giao thông
- Vượt đèn đỏ hoặc đèn vàng khi sắp chuyển sang đèn đỏ: Phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.
- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: Phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.
Điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi
- Điều khiển xe máy khi chưa đủ 16 tuổi: Phạt cảnh cáo.
- Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô từ 50cm3 trở lên: Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng
Một số lỗi vi phạm thường gặp khác
- Điều khiển xe có nồng độ cồn
- Không có giấy tờ xe khi tham khi giao thông
- Điều khiển xe quá tốc độ
- Dừng, đỗ, chuyển làn, đi vào đường cấm
- Không có bảo hiểm xe máy bắt buộc
- Thay đổi màu sơn xe không đúng quy định
- ....
Xem thêm: Xe máy đi vào đường cao tốc phạt bao nhiêu?
Ngoài việc tuân thủ đúng luật giao thông đường Bộ thì việc sử dụng những mẫu xe chất lượng, đảm bảo cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến an toàn khi tham gia giao thông. Hiện tại, Dibao đang là thương hiệu xe 50cc, xe điện đình đám tại thị trường Việt.
Không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu về thiết kế, hình thức mà các dòng xe của Dibao còn rất chất lượng với ưu điểm tuổi thọ cao và ít bị hỏng vặt.
Nếu cần hỗ trợ và tìm hiểu kĩ hơn về hình dáng, màu xe cũng như thông số kĩ thuật, bạn có thể truy cập ngay website Xedapdien.com.vn. Đây là địa chỉ phân phối xe chính hãng trực tuyến chính thức của Dibao tại Việt Nam.
Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ Hotline để được giải đáp cụ thể và miễn phí nhé.