Tạm giữ giấy tờ xe là một hình thức xử phạt hành chính thường gặp đối với những người vi phạm luật giao thông. Việc nắm rõ quy định về tạm giữ giấy tờ xe sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghĩa vụ của mình khi gặp phải tình huống này. Cùng Xe đạp điện tìm hiểu quy định về tạm giữ giấy tờ xe ngay sau đây!
Quy định về tạm giữ giấy tờ xe như thế nào?
Theo nội dung tại Điểm d Khoản 2 Điều 21 của Thông tư số 32/2023/TT-BCA quy định về thứ tự tạm giữ giấy tờ xe của người vi phạm giao thông được thực hiện theo thứ tự như sau:
-
Giấy phép lái xe, chưngs chỉ bồi dưỡng kiến thức Pháp luật về an toàn giao thông đường bộ
-
Giấy đăng ký xe/bản sao có chứng thực Giấy đăng ký xe kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của các tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong trường hợp tổ chức tín dụng đang giữ bản chính)
-
Giấy chứng nhận về kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường; Giấy xác nhận hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định xe.
-
Các giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến phương tiện, tang vật theo quy định của Pháp luật để bảo đảm cho quá trình thi hành quyết định xử phạt.
Bên cạnh đó, các bạn cần lưu ý, nếu chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì Các bộ Cảnh sát giao thông tạm giữ một trong những loại giấy tờ theo thứ tự trên. Tuy vậy, khi nhận thấy các giấy tờ có dấu hiệu làm giả, cần chứng minh xác thực để làm rõ hành vi vi phạm thì Cán bộ Cảnh sát giao thông có quyền giữ thêm các giấy tờ khác có liên quan.
Thứ tự tạm giữ giấy tờ xe quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 21 của Thông tư số 32/2023/TT-BCA
Thời gian tạm giữ giấy tờ xe trong bao lâu?
Thời gian tạm giữ giấy tờ xe là một trong những câu hỏi thường gặp của người tham gia giao thông khi vi phạm luật. Căn cứ vào khoản 8 Điều 125 của Bộ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 của Bộ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, thời gian tạm giữ giấy tờ xe cụ thể như sau:
Cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ giấy tờ xe vi phạm tối đa 07 ngày kể từ ngày tạm giữ. Trong trường hợp vụ việc cần phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày bị tạm giữ.
Ngoài ra, thời gian tạm giữ giấy tờ có thể kéo dài hơn thời hạn nên trên nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 66 của Bộ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 của Bộ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.
Cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ giấy tờ xe vi phạm tối đa 07 ngày kể từ ngày tạm giữ
Khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe thì có được phép lái xe không?
Theo nội dung khoản 2 Điều 82 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 32 Điều 2 của Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, trường hợp người điều khiển phương tiện khi bị tạm giữ giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt như trường hợp lái xe không có giấy phép nếu người vi phạm có các hành vi:
-
Quá thời hạn giải quyết vi phạm đã quy định trong biên bản vi phạm hành chính
-
Người vi phạm chưa đến trụ sở cơ quan có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vi phạm
-
Người vi phạm vẫn điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện vào tham gia giao thông.
Tóm lại, người vi phạm vẫn được phép lái xe cũng như tham gia giao thông trong thời gian bị tạm giữ Giấy phép lái xe trong điều kiện họ phải trình diện tại cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vi phạm theo thời hạn quy định trên biên bản.
Người vi phạm vẫn được phép lái xe khi đã giải quyết vi phạm theo thời hạn ghi trên biên bản
Mức phạt lỗi không có bằng lái khi tham gia giao thông
Theo nội dung của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, mức phạt lỗi không bằng lái xe tham gia giao thông được quy định như sau:
-
Điều khiển xe mô tô 02 bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3 và tất cả các loại phương tiện khác tương tự như xe mô tô mà không có bằng lái xe sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
-
Điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô 03 bánh mà không có bằng lái xe sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
-
Điều khiển xe ô tô, máy kéo và tất cả các loại phương tiện khác tương tự như xe ô tô mà không có bằng lái xe sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Điều khiển xe mô tô 02 bánh nhưng không có bằng lái xe sẽ bị phạt từ 1 triệu - 2 triệu đồng
Lời kết
Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những quy định về tạm giữ giấy tờ xe cũng như thông tin về thời gian tạm giữ và mức phạt cho hành vi điều khiển xe không có bằng lái. Việc hiểu rõ những quy định này sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng tránh vi phạm và bảo vệ quyền lợi của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Tin tức của nhà Xedapdien để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về an toàn giao thông đường bộ nhé!
Hình ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Giải đáp: Bằng lái xe có hạn sử dụng không?
Xem thêm: So sánh bằng lái xe A1 và A2 - Điểm giống nhau và khác nhau