Mượn xe hoặc sử dụng xe của người thân là một tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về tính hợp pháp và các quy định liên quan đến việc này. Câu hỏi đặt ra là đi xe của người thân có bị phạt không và nếu có thì mức phí phạt sẽ như thế nào? Xedapdien sẽ giúp bạn làm rõ tất tần tật ngay sau đây!
Mượn xe, đi xe của người thân có bị phạt không?
Nhiều người thắc mắc rằng mượn xe, đi xe của người thân thì có bị phạt lỗi chạy xe không chính chủ hay không. Tuy nhiên, theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP không có quy định về khái niệm lỗi chạy xe không chính chủ mà chỉ có quy định về việc xử phạt sử hành vi sử dụng xe nhưng không làm thủ tục đăng ký sang tên xe đúng theo quy định khi mua, được tặng, được cho, được điều chuyển, phân bổ hoặc thừa kế tài sản là xe mô tô, gắn máy và tất cả các loại phương tiện khác tương tự như xe mô tô.
Như vậy, chỉ có những trường hợp mua xe, được cho, tặng, được điều chuyển, phân bổ, v.v… nêu trên mà không thực hiện thủ tục sang tên xe máy theo đúng quy định hiện hành mới bị xử phạt lỗi xe không chính chủ. Còn việc mượn xe, đi xe của người thân sẽ không bị xử phạt lỗi xe không chính chủ.
Hiện Pháp luật nước ta không có quy định về khái niệm lỗi chạy xe không chính chủ
Mức phạt lỗi chạy xe không chính chủ mới nhất
Căn cứ theo điểm a Khoản 4 và Điểm 1 Khoản 7 của Điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, quy định về mức phạt lỗi chạy xe không chính chủ như sau:
-
Phạt tiền từ khoảng 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe máy chuyên dùng, máy kéo và tất cả các phương tiện khác tương tự như xe ô tô.
-
Phạt tiền từ khoảng 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe gắn máy, xe mô tô và tất cả các phương tiện khác tương tự như xe mô tô.
Mức phạt lỗi chạy xe không chính chủ được quy định tại Điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
Mượn xe, đi xe của người thân cần mang theo những giấy tờ gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển phương tiện cần mang theo đầy đủ những loại giấy tờ sau đây:
-
Bản gốc giấy đăng ký xe hoặc bản photo chứng thực của Giấy đăng ký xe đi kèm với bản gốc của Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực;
-
Giấy phép lái xe;
-
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của xe mượn (Bảo hiểm xe máy);
-
Giấy tờ tùy thân của người điều khiển xe máy như thẻ Căn cước công dân/ thẻ Chứng minh nhân dân, …
Người dân cần mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết khi điều khiển xe tham gia giao thông
Lời kết
Xedapdien vừa giải đáp thắc mắc đi xe của người thân có bị phạt không cũng như mức phạt khi chạy xe không chính chủ. Tóm lại, việc mượn xe của người thân, bạn bè để đi lại là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh, bạn nên tuân thủ nghiêm túc luật giao thông và mang theo đầy đủ giấy tờ theo quy định. Hãy theo dõi chuyên mục Tin tức của Xedapdien để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Hình ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết thủ tục sang tên xe máy cùng tỉnh mới nhất
Xem thêm: Các bước làm lại biển số xe máy bị mất nhanh nhất