Tại Việt Nam, các loại bằng lái xe được phân loại rõ ràng dựa trên từng nhóm phương tiện, có các tiêu chuẩn và quy định riêng biệt. Trong bài viết này, Xe đạp điện sẽ tổng hợp và giới thiệu chi tiết về tất cả các loại bằng lái xe hiện hành tại Việt Nam cũng như thời hạn sử dụng cụ thể của từng loại.
Các loại bằng lái xe dành cho xe gắn máy, xe môtô
Các loại bằng lái xe dành cho xe gắn máy và xe mô tô được phân chia thành các hạng khác nhau, tùy thuộc vào dung tích động cơ của phương tiện và mục đích sử dụng. Theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải về sát hạch, đào tạo, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, các loại bằng lái xe dành cho xe gắn máy và xe mô tô bao gồm:
Bằng lái xe hạng A1
Bằng lái xe hạng A1 sẽ cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm³ đến dưới 175 cm³ và cho người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Đây là loại bằng lái phổ biến nhất đối với người sử dụng xe gắn máy và xe mô tô có dung tích động cơ nhỏ.
Bằng lái xe hạng A1 cho phép điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích 50 cm³ đến dưới 175 cm³
Bằng lái xe hạng A2
Bằng lái xe hạng A2 được cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm³ trở lên và tất cả các dòng xe quy định cho bằng lái xe hạng A1. Tức là khi sở hữu bằng lái xe hạng A2, bạn có thể chạy được tất cả các loại xe mô tô và xe máy 02 bánh.
Bằng lái xe hạng A3
Bằng lái xe hạng A3 dành cho người điều khiển xe mô tô ba bánh trở lên, bao gồm xe lam, xe xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Loại bằng này ít phổ biến và thường được cấp cho những người làm công việc đặc thù liên quan đến các phương tiện đặc biệt.
Bằng lái xe hạng A4
Bằng lái xe hạng A4 sẽ cấp cho người điều khiển các loại máy kéo nhỏ có tải trọng từ 1000kg trở xuống. Bằng A4 không cho phép bạn điều khiển các loại xe máy thông thường. Nếu muốn lái xe máy, bạn cần phải thi thêm bằng A1, A2 hoặc A3.
Bằng lái xe hạng A4 sẽ cấp cho người điều khiển các loại máy kéo nhỏ có tải trọng từ dưới 1000kg
Các loại bằng lái xe dành cho ô tô và xe tải
Cũng heo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải về sát hạch, đào tạo, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, các loại bằng lái xe dành cho ô tô và xe tải chi tiết như sau:
Bằng lái xe hạng B1
Loại bằng lái này dành cho người không hành nghề lái xe, điều khiển ô tô con có số chỗ ngồi không quá 9 chỗ, bao gồm cả người lái; điều khiển ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dụng hay điều khiển máy kéo một rơ moóc có tải trọng dưới 3500kg.
Bằng lái xe B1 cho phép điều khiển ô tô con có số chỗ ngồi không quá 9 chỗ
Bằng lái xe hạng B2
Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển ô tô chuyên dùng có tải trọng dưới 3500kg và điều khiển các loại xe được quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Bằng lái xe hạng C
Bằng lái xe hạng C cấp cho người điều khiển ô tô tải, ô tô chuyên dụng có tải trọng từ 3500kg trở lên; điều khiển máy kéo một rơ moóc có tải trọng từ 3500kg trở lên. Để đăng ký học và thi bằng lái xe hạng C, người dự thi cần đủ 21 tuổi tính đến ngày thi sát hạch.
Bằng lái xe hạng C cấp cho người điều khiển ô tô tải, ô tô chuyên dụng có tải trọng từ trên 3500kg
Bằng lái xe hạng D
Bằng lái xe hạng D sẽ cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô chở người có số lượng chỗ ngồi từ 10 đến 30 chỗ (bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái) và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
Bằng lái xe hạng E
Bằng lái xe hạng E cấp cho người điều khiển ô tô chở người có số lượng chỗ ngồi trên 30 chỗ và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D. Bên cạnh đó, người sở hữu giất phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E sẽ được phép điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có tải trọng dưới 750kg.
Bằng lái xe hạng E cấp cho người điều khiển ô tô chở người có số lượng chỗ ngồi trên 30 chỗ
Bằng lái xe hạng F
Người có bằng lái hạng F được phép điều khiển các loại xe ô tô tương ứng với các hạng bằng đã có (B2, C, D, E) nhưng kéo theo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc và ô tô khách nối toa với các quy định cụ thể sau đây:
-
Bằng lái hạng FB2: Cấp cho người điều khiển các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và B2.
-
Bằng lái hạng FC: Cấp cho người điều khiển các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, điều khiển ô tô đầu kéo sơ mi rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và FB2
-
Bằng lái hạng FD: Cấp cho người điều khiển các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.
-
Bằng lái hạng FE: Cấp cho người điều khiển các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2 và FD.
Bằng lái hạng FC cho phép điều khiển các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng C
Thời hạn sử dụng các loại bằng lái xe
Thời hạn sử dụng của các loại bằng lái xe ở Việt Nam tùy thuộc vào từng hạng bằng. Theo nội dung tại điều 17 của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung và sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT, quy định thời hạn sử dụng của các loại bằng lái xe cụ thể như sau:
-
Bằng lái xe hạng A1, A2 và A3: Vô thời hạn
-
Bằng lái xe hạng A4, B1 và B2: Có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ là đủ 60 tuổi đối với nam. Trường hợp người điều khiển phương tiên trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì bằng lái xe được cấp có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
-
Bằng lái xe hạng B2: Thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
-
Bằng lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD và FE: Thời han 05 năm kể từ ngày cấp.
Thời hạn sử dụng của các loại bằng lái xe ở Việt Nam tùy thuộc vào từng hạng bằng
Lời kết
Xedapdien vừa tổng hợp một số thông tin liên quan về các loại bằng lái xe hiện hành tại Việt Nam như đối tượng cấp phép, hạn sử dụng, v.v… Hy vọng quý độc giả có thêm nhiều thông tin hữu ích. Theo dõi chuyên mục Tin tức Tin tức nhà Xedapdien để cập nhật những thủ tục, kiến thức mới nhất nhé!
Hình ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Góc giải đáp: Bị giam bằng A1 có thi A2 được không?
Xem thêm: Bị giam bằng lái có được chạy xe không? Mức phạt bao nhiêu?